Tiểu sử Ohta Tomoko

  • Ohta sinh ngày 7 tháng 9 năm 1933, tại Miyoshi thuộc vùng Aichi, phía Đông Nam Nhật Bản.

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Ohta mới 12 tuổi. Cũng như đất nước Nhật Bản vô cùng nghèo khó thời đó, trẻ em phải làm việc và giúp đỡ cha mẹ thay cho học tập. Ngoài ra, các học sinh nữ khó vào các trường đại học và Ohta không phải là một ngoại lệ.[3]

  • Ở Nhật Bản vào khoảng những năm 1950 đã xuất hiện sự hợp tác Mỹ - Nhật trong một số lĩnh vực, trong đó có giáo dục, nên học sinh nữ được khuyến khích học cao hơn. Ohta thi vào trường đại học Y nhưng đã trượt. Sau đó, Ohta vào học ở khoa Nông nghiệp của Đại học Tokyo và tốt nghiệp năm 1956, mặc dù bản thân "không thích thú và thực sự không biết phải làm gì sau khi tốt nghiệp" (tự thuật của Ohta).[3]
  • Sau khi ra trường, Ohta kiếm sống nhờ làm biên tập viên cho một công ty xuất bản, rồi may mắn được thuê làm nhân viên hợp đồng cho Viện nghiên cứu Sinh học Kihara ở Yokohama.[5] Ở đây, công việc của Ohta có phù hợp với chuyên môn được đào tạo là nghiên cứu tế bào học của lúa mì và củ cải đường, nhưng là lĩnh vực mà Ohta "không hào hứng lắm".[5]
  • Tại viện nghiên cứu Sinh học Kihara, giáo sư Hitoshi Kihara tạo điều kiện cho Ohta trở thành một sinh viên du học tại trường Đại học Bắc Carolina (North Carolina State University) ở Hoa Kỳ vào năm 1962. Ở trường đại học này, do thấy các khóa đào tạo sau đại học về di truyền học và sinh học thống kê rất thú vị với mình, nên Ohta chuyển từ lĩnh vực tế bào học thực vật sang di truyền học quần thể. Trong lĩnh vực này, Ken-Ichi Kojima ở khoa Di truyền học đã giúp Ohta nghiên cứu thêm chuyên môn, đồng thời cũng là thày dạy của Ohta.
  • Năm 1966, Ohta đạt bằng tiến sĩ của Đại học Bắc Carolina, lúc đó cũng vừa hết hạn thị thực 4 năm (vì là sinh viên học bổng - Fulbright).
  • Khoảng cuối năm 1966, Ohta trở về Nhật Bản và muốn làm việc đúng chuyên môn ưa thích của mình tại viện Di truyền học Quốc gia Mishima - lúc đó do Motoo Kimura đứng đầu và cũng là vì ông là nhà di truyền học quần thể lý thuyết duy nhất tại Nhật Bản đương thời. Lúc đầu, vị Viện trưởng này đã nghi ngờ ít nhiều khả năng của người phụ nữ còn khá trẻ, nhưng cuối cùng đã chấp nhận cho Ohta làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ về chuyên ngành của chính mình. Ở đây, Ohta đã làm việc khoảng 30 năm cho đến năm 1996. Bà đã nói rằng: "Tôi đã may mắn được làm việc trong phòng thí nghiệm của Kimura".[3]
  • Bà đã kết hôn với Yasuo Ohta từ năm 1960 đến năm 1972 và có một con.[6]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ohta Tomoko http://authors.library.caltech.edu/5456/1/hrst.mit... http://www.japantimes.co.jp/community/2016/11/09/i... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p071700862 https://www.cell.com/current-biology/fulltext/S096... https://www.cell.com/current-biology/fulltext/S096... https://genealogy.math.ndsu.nodak.edu/id.php?id=26... https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12277345q https://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12277345q https://www.idref.fr/031588174 https://id.loc.gov/authorities/names/n80082431